Khóa luận tốt nghiệp 9,6 điểm lĩnh vực đất đai
Đề tài: Pháp luật về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai và thực tiễn thi hành
Người viết: Trịnh Thị Hường, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, MSSV: 392754
Giảng viên hướng dẫn: TS.
Nguyễn Thị Hồng Nhung (em chân thành gửi lời cảm ơn đến cô)
Điểm: 9,6
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN
NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
1.1.
Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai
1.1.1.
Khái niệm nhà ở hình thành trong
tương lai
1.1.2.
Khái niệm hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai
1.1.3.
Đặc điểm hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN
NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
1.1.
Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai
1.1.1.
Khái niệm nhà ở hình thành trong
tương lai
Khoản
2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương
lai (sau đây viết tắt là HTTTL) theo hình thức liệt kê, theo đó, tài sản HTTTL
bao gồm: Tài sản chưa hình thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Nhà ở cũng là một loại
tài sản nên khi đáp ứng được các đặc điểm của tài sản HTTTL thì đó cũng là nhà ở
HTTTL. Do đó có thể chỉ ra những yếu tố của nhà ở HTTTL như sau:
(i)
Yếu tố vật chất: Đó có thể là nhà ở chưa
hình thành hoặc đã hình thành. Nhà ở hình thành tức là đã tồn tại như một thực
thể mà mọi người đều có thể nhận dạng, gọi tên và khai thác theo đúng tính
năng, công dụng của nó.
(ii)
Yếu tố pháp lý: Nhà ở đó chưa xác lập
quyền sở hữu cho chủ thể xác lập giao dịch. Đối với các loại nhà ở mà luật quy
định chủ thể giao dịch phải đứng tên chủ sở hữu của tài sản được bán, tặng cho,
thế chấp… thì sẽ không bao gồm tài sản HTTTL.
(iii)
Yếu tố thời gian: Hai yếu tố trên phải
được xét tại thời điểm xác lập giao dịch, nghĩa là nhà ở đã hình thành hoặc
chưa hình thành và chưa xác lập quyền sở hữu cho chủ thể của giao dịch. Thời điểm
xác lập giao dịch chính là thời điểm các bên ký kết giao dịch.
Trên
cơ sở phân tích các yếu tố trên của nhà ở HTTTL, chúng ta có thể rút ra khái niệm
cho loại tài sản này như sau: Nhà ở HTTTL
bao gồm nhà ở chưa hình thành, đang trong quá trình hình thành và cả nhà ở đã
được hình thành tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán, nhưng sau thời điểm
giao kết hợp đồng mua bán mới thuộc sở hữu của bên mua.
Theo
quy định của khoản 19 Điều 3 Luật Kinh doanh nhà ở năm 2014: Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở
đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Như
vậy, khái niệm tài sản HTTTL của Bộ luật Dân sự năm 2015 có sự khác biệt với
khái niệm nhà ở và công trình xây dựng HTTTL của Luật Nhà ở năm 2014 và Luật
Kinh doanh bất động sản năm 2014. Đó là ngay cả khi nhà ở, công trình xây dựng
đã hình thành nhưng chưa xác lập quyền sở hữu tại thời điểm chủ thể xác lập
giao dịch thì vẫn được coi là tài sản HTTTL. Có thể nói, luật nhà ở và luật
kinh doanh bất động sản đã thiết kế khái niệm nhà ở, công trình xây dựng HTTTL
dưới giác độ vật chất, còn Bộ luật Dân sự năm 2015 thì xây dựng khái niệm trên
dưới giác độ nhà ở là đối tượng của giao dịch nên cần phải được đáp ứng cả hai
tiêu chí vật chất và pháp lý (chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa xác
lập quyền sở hữu cho bên mua tại thời điểm xác lập giao dịch mua bán).
1.1.2.
Khái niệm hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai
Chế
định pháp luật về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự được
quy định chủ yếu trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Bộ luật Dân sự được coi là luật
gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng. Đối với quan hệ mua bán nhà ở hình
thành trong tương lai, giao kết hợp đồng là cách thức cơ bản để thực hiện các
giao dịch mua bán giữa bên bán và bên mua. Hợp đồng mua bán là hình thức pháp
lý phổ biến thể hiện sự tự do ý chí của các bên trong giao dịch mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai. Vì nhà ở là tài sản có giá trị lớn nên việc giao kết
hợp đồng giữa các bên phải được thể hiện bằng nội dung các điều khoản của hợp đồng
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, pháp luật về nhà ở
lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về giao dịch mua bán nhà ở hình thành trong
tương lai (hay còn gọi là hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai).
Theo
quy định tại Điều 385 và Điều 500 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" và
"Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực
hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện
quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
Từ
hai khái niệm trên đây ta có thể nhận diện khái niệm về hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai như sau: Hợp đồng
mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn
bản về việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai mà bên bán nhằm mục đích
kiếm lời. Theo đó, bên bán sẽ bàn giao nhà ở và quyền sử dụng đất cho bên
mua khi xây dựng hoàn thành và bên mua phải thanh toán tiền mua nhà cho bên bán
theo nội dung do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật
1.1.3.
Đặc điểm hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Hợp
đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là loại hợp đồng mua bán nhà ở nên
trước tiên nó có những đặc điểm pháp lý chung của loại hợp đồng này là:
Thứ
nhất, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là một hợp đồng song vụ.
Theo đó, bên bán nhà ở và bên mua nhà ở đều có các quyền và nghĩa vụ nhất định,
không bên nào chỉ có quyền hoặc chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ. Nghĩa vụ của
bên này là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Khi bên có nghĩa vụ đến hạn thực
hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận, thì bên
có quyền sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, thực hiện đủ những cam
kết đã thỏa thuận. Tính song vụ còn được thể hiện ở chỗ quyền lợi của bên bán
và bên mua chỉ có thể được đảm bảo khi bên mua và bên bán thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ tương ứng của mình. Nói cách khác, trong hợp đồng mua bán nhà ở, quyền
và nghĩa vụ của bên bán tương ứng với nghĩa vụ và quyền của bên mua. Vì thế hợp
đồng mua bán nhà ở luôn phải được lập thành nhiều bản có giá trị pháp lý như
nhau, mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở
pháp lý cho việc đảm bảo quyền và việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thứ
hai, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là hợp đồng có đền bù. Tức
là, trong hợp đồng, khi bên bán nhà hoặc bên mua nhà đã thực hiện cho bên kia một
lợi ích, thì sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng. Điều này hoàn
toàn khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở trong quan hệ thừa kế, tặng
cho nhà ở. Trong hai loại quan hệ này, người chuyển giao quyền sở hữu nhà sẽ
không được nhận bất kỳ một lợi ích vật chất tương ứng với giá trị ngôi nhà để lại
thừa kế hoặc đem tặng, cho. Còn người tiếp nhận quyền sở hữu nhà ở (người được
thừa kế, được tặng cho) không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào đối với
người chuyển quyền sở hữu ngôi nhà. Đặc điểm đền bù trong hợp đồng mua bán nhà ở
là sự cụ thể hóa của nguyên tắc trao đổi ngang giá trong giao lưu dân sự mà các
bên mua và bán đã thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ
tham gia giao kết hợp đồng.
Thứ
ba, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là hợp đồng chuyển giao
tài sản và quyền sở hữu tài sản từ phía người bán cho người mua. Trong quan hệ
giao dịch mua bán này, người bán nhà có trách nhiệm chuyển giao nhà hoặc phần
nhà ở và quyền sở hữu ngôi nhà hợp pháp đó cho người mua, đồng thời người bán
nhà cũng phải chuyển giao quyền sử dụng đất ở có căn nhà đó cho người
Ngoài
ra, nhà ở hình thành trong tương lai có những đặc điểm thể hiện tính đặc thù (đối
tượng của loại hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khác hơn so với
các loại hợp đồng khác). Vì vậy, ngoài những đặc điểm pháp lý trên hợp đồng mua
bán nhà ở hình thành trong tương lai còn có nhiều các đặc điểm riêng biệt như:
Thứ
nhất, ở thời điểm ký hợp đồng mua bán, đối tượng của hợp đồng chưa được hình
thành hoặc đang hình thành. Cụ thể nhà ở
được coi là nhà ở hình thành trong tương lai phải đang trong quá trình đầu tư
xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng ở thời điểm thực hiện giao dịch
về nhà ở đó và có cơ sở xác định nhà ở đó sẽ được xây dựng và hoàn thành trong
tương lai.
Thứ
hai, đối tượng của giao dịch là nhà ở: Nhà ở thuộc đối tượng của giao dịch mua
bán nhà ở hình thành trong tương lai phải là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế
thị trường.
Thứ
ba, nhà ở phải được phép giao dịch. Đây là một trong các điều kiện đối với nhà ở
là đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải thỏa mãn, nếu không hợp đồng sẽ bị
vô hiệu từ thời điểm ký kết. Cụ thể, theo điều 55 luật Kinh doanh bất động
sản năm 2014, điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai nói chung
và nhà hình thành trong tương lai nói riêng để có thể được đưa vào kinh doanh
là : Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ
sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy
phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm
thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự
án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành
trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của
tòa nhà đó.
Thứ tư, chủ thể tham
gia vào hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng những điều
kiện riêng do pháp luật quy định. Bên bán phải là doanh nghiệp có chức năng
kinh doanh bất động sản và bên mua phải là đối tượng được quyền sở hữu nhà ở Việt
Nam theo quy định của pháp luật.
0 nhận xét