Vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại - 8 điểm - Luật Hành Chính
MỞ ĐẦU
Hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong quá chính quản lý hành chính nhà nước, trong việc đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì ý nghĩa quan trọng và cần thiết của hoạt động này, bài tiểu luận xin được tìm hiểu, nhận thức sâu sắc hơn về “ Vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước ”
NỘI DUNG
I) Khái quát chung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
1. Khái quát chung về khiếu nại
1.1 Định nghĩa
Theo Khoản 1, Điều 2 Luật khiếu nại thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
1.2 Đặc điểm
- Cơ sở phát sinh khiếu nại là xung đột giữa lợi ích cá nhân, tổ chức với Nhà nước
- Mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích của của người khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại
- Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỳ luật cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ảnh hường trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
- Chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức; cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan
- Khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Giải quyết khiếu nại
Giải quyết khiếu nại theo Từ điển Luật học của Bộ tư pháp là “ xem xét, xác minh, kết luận và quyết định theo trình tự, thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, đề nghị xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người đưa đơn khiếu nại”
3. Pháp chế
Pháp chế là một khái niệm khoa học có nội dung đa nghĩa mà hạt nhân của nó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật, một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân.
Nếu pháp luật là cơ sở nền tảng để xây dựng pháp chế vừa là công cụ bảo đảm, bảo vệ pháp chế thì pháp chế cũng vừa là điều kiện cho sự tồn tại của pháp luật vừa là căn cứ, cơ sở để củng cố phát triển hoàn thiện pháp luật.
II) Vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong khiếu nại và hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là một hoạt động pháp lý của nhà nước, trong đó tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại hoàn thiện, đồng bộ, phản ánh yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc đảm bảo quyền khiếu nại của công dân được quy định trong Hiến Pháp, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện (tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng) đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, có cơ chế hữu hiệu kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, của các cơ quan hành chính nhà nước, đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Từ khái niệm trên có thể xác định nội dung và vai trò hoạt động khiếu nại và giải quyêt khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước trong pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1. Vai trò của khiếu nại trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
1.1 Khiếu nại đảm bảo quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính
Khiếu nại là một trong những quyền tự nhiên, cơ bản của con người được Hiến pháp nước ta quy định ( Điều 30 Hiếp pháp 2013) Vì vậy khiếu nại được coi là quyền hiến định, quyền dân chủ và hơn thế nữa là quyền để bảo vệ quyền. Quan hệ pháp luật hành chính chính là quan hệ “ quyền lực – phục tùng”, quan hệ bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt ( cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước) tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước còn chủ thể thường ( công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại) có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Vì vậy, quy định về khiếu nại chính là Nhà nước trao quyền cho người dân có hay không việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp.
Theo khoản 1 Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo quy định rõ về quyền khiếu nại: “ Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền tỏng cơ quan hành chính nàh nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Xem vài tải bản đầy đủ tại link drive sau: Vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại - 8 điểm - Luật Hành Chính
0 nhận xét