Trình bày hiểu biết của em về quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm - 8,5 điểm - Luật Thương mại 2

by - 20:30:00



Bắt đầu từ bài này mình sẽ thay đổi phông chữ một chút vì các bạn bảo mình phông cũ chữ nhỏ hơi khó đọc. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian nên mình không thể chỉnh hết các bài viết cũ được (40 bài). Nên các bạn chịu khó nha. Bài tập môn này mình không nhỡ là mình đã làm như thế nào, tỷ lệ sao chép trên mạng có nhiều không, vì thời gian năm 3 mình bận rất nhiều việc nên không chăm chút cho bài tập lắm. Nếu có trùng lặp copy ở đâu nhiều quá mong các bạn thông cảm, mình chỉ muốn up bài lên cho các bạn tham khảo hướng làm và cách trình bày.




MỞ BÀI

Thị trường mỹ phẩm đã và đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn lợi nhuận khổng lồ. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao, không chỉ với phái đẹp mà còn cả với phái mạnh. Mỹ phẩm là một mặt hàng mang tính chất đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì thế nó chịu sự quản lí của Nhà nước chặt chẽ hơn so với các hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại chưa dành một sự quan tâm đúng mực cho thị trường kinh doanh đầy tiềm năng nhưng cũng rất phức tạp này. Vì vậy, để hiểu hơn về thị trường mỹ phẩm cũng như để tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, bài tiểu luận xin nghiên cứu đề tài: “Trình bày  hiểu biết của em  về  quảng cáo và khuyến  mại mỹ phẩm”


NỘI DUNG

I) Quảng cáo mỹ phẩm

1) Khái niệm mỹ phẩm
Khái niệm mỹ phẩm được quy định tại Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”.
Từ quy định trên có thể thấy mỹ phẩm gồm những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm chứa các chất hóa học có khả năng tác động đến cơ thể con người.
- Thứ hai, mỹ phẩm có tác dụng làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thế hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

2) Khái niệm quảng cáo mỹ phẩm
Trong Luật quảng cáo 2012 giải thích người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của mình. Còn theo Điều 102 Luật thương mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.”. Theo cách hiểu như ở Pháp lệnh Quảng cáo thì nó có nội hàm rộng hơn và bao trùm hơn theo cách hiểu ở Luật thương mại.
Khoản 21 Điều 2 Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về khái niệm quảng cáo mỹ phẩm: “Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm.”
Từ quy định trên, ta có thể thấy quảng cáo mỹ phẩm chính là một hoạt động xúc tiến thương mại bởi vì nó mang những dấu hiệu, tính chất của hoạt động xúc tiến thương mại. Quảng cáo mỹ phẩm là hoạt động mang tính chất giới thiệu hàng hóa là mỹ phẩm cho người có nhu cầu sử dụng, chủ thể là đơn vị kinh doanh mỹ phẩm và với mục đích thúc đẩy việc tiêu thụ mỹ phẩm. Nhưng cần lưu ý là đối tượng được quảng cáo ở đây là mỹ phẩm cho người, là một loại hàng hóa đặt biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Vì vậy việc quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm có những đặc điểm riêng so với hoạt động quảng cáo và khuyến mại hàng hóa, dịch vụ chung.

3) Ý nghĩa của hoạt động quảng cáo mỹ phẩm
- Đối với người tiêu dùng: Thị trường tiêu dùng đã và đang trở nên rất cạnh tranh với những thương hiệu mới ra đời. Quảng cáo là để thông báo, truyền đạt một thông điệp của dịch vụ hay sản phẩm mới, mà đối tượng cụ thể ở đây là mỹ phẩm, đến người tiêu dùng. Quảng cáo sẽ giúp cho người tiêu dùng chủ động hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm với những công dụng, chức năng phù hợp bởi vì hầu hết các loại mỹ phẩm hiện này được sử dụng thông qua hướng dẫn sản phẩm, thông tin trên quảng cáo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 
- Đối với chủ thể kinh doanh mỹ phẩm:  Thị trường mỹ phẩm đã và đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư với nguồn lợi nhuận khổng lồ. Khi mà mỹ phẩm là một mặt hàng mang tính chất đặc biệt và chịu sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước, quảng cáo có một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đến các chủ thể kinh doanh, các chủ thể thực hiện quảng cáo mỹ phẩm. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động quảng cáo mỹ phẩm, những thương nhân kinh doanh mỹ phẩm đã rất thành công khi gây dựng được những thương hiệu mỹ phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng. Hoạt động quảng bá càng phát triển sẽ thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm và lòng tin của người tiêu dùng càng tăng.

4) Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo mỹ phẩm
4.1. Chủ thể quảng cáo mỹ phẩm.
Các quy định của pháp luật về chủ thể quảng cáo mỹ phẩm cũng giống chủ thể quảng cáo thương mại nói chung, bao gồm: người quảng cáo thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại, người phát hành quảng cáo thương mại và người cho thuê phương tiện quảng cáo. Các chủ thể này tham gia hoạt động quảng cáo ở những khâu khác nhau với mục đích khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể khi tham gia hoạt động quảng cáo được quy định Luật thương mại năm 2005, Luật quảng cáo năm 2012 và Thông tư 06/2011/TT-BYT.
- Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về mỹ phẩm do mình sản xuất, phân phối. Người quảng cáo phải có Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo theo quy định của pháp luật.
- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
- Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính, ng¬ười tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
- Người cho thuê địa điểm, phương tiện để quảng cáo là người được quyền kinh doanh các phương tiện quảng cáo như báo chí, truyền hình... Vì vậy, trên thực tế, người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đồng thời là người tiến hành quảng cáo.

Tải bản full ở link drive sau: Trình bày hiểu biết của em về  quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm - 8,5 điểm


Hiện tại mình khá bận nên không thể check gmail và blog thường xuyên. Vì vậy, mình lập ra group này để upload tài liệu và trả lời các câu hỏi của mn nhanh hơn.
link group: 

You May Also Like

0 nhận xét