Tìm hiểu về thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay - 8 điểm - Kinh tế học vi mô

by - 21:05:00



MỞ ĐẦU

Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể với những con số ấn tượng. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam được nhìn nhận là một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Theo đánh giá, trong tương lai thị trường này sẽ còn phát triển hơn nữa. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới để giành thị phần trên mảnh đất màu mỡ này. Do đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu về thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay”, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận của bán lẻ, thực trạng và đưa ra một số phương hướng cho thị trường bán lẻ ở Việt Nam



NỘI DUNG

I) Cơ sở lý luận về thị trường bán lẻ
1. Định nghĩa:
Bán lẻ được hiểu là hoạt động kinh doanh bằng cách mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.
Theo điều 3, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định:
“Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng”. “Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ”
2. Đặc điểm:
Hàng hóa được bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Hàng hóa sau khi được trao đổi sẽ không quay trở lại thị trường. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của bán lẻ.
Bán lẻ là khâu cuối cùng trong quá trình phân phối hàng hóa, vì vậy tại bán lẻ, người bán tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người sử dụng.
Vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển liên tục, do các hoạt động mua bán hàng hoá trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục.
Bán nhiều loại hàng hóa: Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường hiệu quả kinh doanh.
Hệ thống kho của doanh nghiệp bán lẻ cũng được thiết kế đặc biệt đảm bảo luôn đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá. Đội ngũ nhân viên bán hàng cũng đươc đào tạo rất chuyên nghiệp, có đầy đủ các kỹ năng bán hàng.
3. Vai trò, chức năng:
Có thể thấy được một số vai trò, chức năng tiêu biểu, đặc trưng của hoạt động bán lẻ như sau:
Nhà bán lẻ tạo ra mặt bằng trưng bày hàng hóa rộng lớn một cách đa dạng giúp khách hàng không phải di chuyển nhiều, thoải mái lựa chọn.
Nhà bán lẻ nắm bắt trực tiếp thông tin từ khách hàng: nhu cầu, thị hiếu, phản hồi,... Do vậy bán lẻ là nguồn cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất.
Với nhu cầu cao về nguồn nhân lực, bán lẻ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, đóng góp ngân sách nhà nước,...
Lưu trữ hàng hóa nhằm làm cho hàng hóa luôn có sẵn mỗi khi người mua hàng cần. Người tiêu dùng vì thế không cần lưu trữ nhiều hàng hóa vì chúng luôn có sẵn ngoài cửa hàng. Ngoài ra, việc lưu trữ tại các cửa hàng bán lẻ cũng giúp cho doanh nghiệp giải quyết được vấn đề kho bãi (các cửa hàng bán lẻ giúp doanh nghiệp lưu trữ một lượng lớn hàng hóa)
4. Phân loại:
Tùy theo từng yếu tố mà có những cách phân loại khác nhau. Trên thế giới thể loại bán lẻ rất đa dạng như: Cửa hàng bán lẻ chuyên dùng, cửa hàng bách hóa, siêu thị, những người bán lẻ lộng giá, chợ phiên,tổ hợp thương mại, phòng trưng bày catalog,...

II) Thực trạng thị trường bán lẻ tại Việt Nam
Từ 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đặc biệt, năm 2015 sẽ là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam. Kể từ 1-11-2015, Việt Nam sẽ cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài (cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO). Năm 2015 là năm khu vực kinh tế chung ASEAN chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn nhân lực… di chuyển tự do trong nội khối. Đặc biệt, hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ thuế quan. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức mà nền kinh tế nước ta phải đối mặt, thị trường bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ. 
1) Những ưu điểm và nguyên nhân của thị trường bán lẻ :
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2013, Việt Nam có 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại và 8546 chợ. Con số khá ấn tượng và còn tiếp tục tăng giúp cho thị trường bán lẻ Việt Nam sôi động, hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Theo thống kê của Bộ Công thương Việt Nam về Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: tháng 12 năm 2014 ước đạt 273.292 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước, tính chung 12 tháng năm 2014, tổng mức bán lẻ đạt 2.945.277 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12 tháng năm 2014 đạt mức tăng 6,3%.
Theo báo cáo về “Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014″ do công ty Tư vấn bất động sản Quốc tế CBRE công bố, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao vào bậc nhất khu vực do cơ cấu dân số trẻ và sức mua ngày càng được cải thiện nhờ tầng lớp trung lưu bành trướng mạnh mẽ. 
Theo đánh giá của CBRE, Hà Nội lọt top 3 thành phố có thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ( xem phụ lục 1)

You May Also Like

0 nhận xét