Pages

2017/07/06

Q&A: Giải đáp những thắc mắc của K42 HLU


Mở đầu những bài viết Q&A của mình sẽ là một bài viết cho các em K42 (mà đúng hơn là các em có ý định trở thành K42) của HLU. Hầu như các bài viết của mình đều xuất phát từ việc trong một giây phút, mình cảm thấy nhớ lại những thời khắc khó khăn, loay hoay của mình khi trao gửi cuộc đời mình cho trường Lờ, nên mình lại dành chút thời gian để đưa ra vài câu nói dở hơi cho các em đọc, cho bớt hoang mang, lạc lối. Mình sẽ trả lời chủ yếu dựa trên ý kiến và kinh nghiệm cá nhân. Nếu có bạn nào bất đồng quan điểm, các bạn có thể phản bác, nhưng xin hãy tôn trọng ý kiến của mình. Và đây cũng chỉ là quan điểm của một sinh viên (sắp năm tư) trải nghiệm chưa hết cuộc đời này, nên các em có đọc mang tính chất tham khảo nhé.
Bắt đầu thôi!



1. Luật Học và luật Kinh tế khác nhau như thế nào? 
Câu hỏi thứ nhất chắc chắn các em khi muốn đăng ký ngành học đều thắc mắc, đây cũng thuộc một trong số những câu hỏi nhạy cảm nhất của HLU =)))). Hiểu đơn giản về sự khác nhau giữa hai khoa này thì:
- Về hình thức: LH đăng ký tín chỉ, LKT là bán tín chỉ (có một số môn phải tự mình đăng ký còn hầu hết là học theo lịch nhà trường sắp xếp), dẫn tới hệ quả là LH có thể ra trường sớm, học các lớp lộn xộn với nhau còn LKT không ra trường sớm được và cả lớp học niên chế như lớp phổ thông mà các em đã học.
- Về nội dung chương trình học: LKT tất nhiên sẽ chú trọng hơn các môn về kinh tế (ví dụ có thêm kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, lao động 2, ...), LH là do các em tự chọn môn học nên muốn học trọng tâm về kinh tế, lao động, hình sự, dân sự,... là tùy các em. 
Còn các môn đại cương, các môn bắt buộc như luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, tố tụng dân sự, ... thì các khoa học như nhau hết. Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ có LH được học luật hình sự trong 30 tuần (nghĩa là 1 năm học) còn các khoa khác học luật hình sự trong 10 tuần. Sơ qua là như vậy. về cơ bản là chị không thấy khác nhau lắm, hơn nữa việc học môn gì không quyết định các em sẽ tiếp thu kiến thức như thế nào, quan trọng là cách học của các em thôi.
=>>>>>>>>>>>> Chốt lại: Các em hãy chọn ngành phù hợp với điểm của mình, nếu đủ khả năng đỗ mà không lo nghĩ gì thì lựa chọn theo sở thích cá nhân (hay như mình hồi xưa: khoa nào điểm cao thì mình thi thôi :)))), chảnh vl trong khi học thì ngu ) vì:
- nếu các em cần kiến thức thì tự học mang lại kiến thức cho em nhiều hơn bài giảng trên lớp
- các em hoàn toàn có thể đi học ké lớp khác các môn mà em thích (chuyện bình thường ở HLU)
- tiếng anh thì các em tự học được, không nhất thiết phải vào ngôn ngữ anh
Sự khác biệt giữa các khoa chủ yếu là yếu tố "văn hóa", còn về kiến thức thì hãy tin bản thân mình hơn cái gọi là "ngành học".

2. Có phải chủ yếu học Luật Kinh tế (LKT) sau này ra làm cho các doanh nghiệp còn học Luật Học (LH) thì làm cho tòa án, viện kiểm sát,.. không?
Đơn giản là: Không. Câu chuyện học gì và sau này làm gì khác xa nhau rất nhiều. Ngành học không quyết định đến yếu tố việc làm của em nhiều đến vậy đâu (đặc biệt là ở HLU). Học luật học em vẫn có thể làm cho doanh nghiệp, học LKT  thì bằng của em vẫn được vào nhà nước bình thường.

3. Khoa đáng học nhất ở HLU?
Câu này là quan điểm cá nhân mà thôi: Chất lượng cao (à, các em cứ vào trường như bình thường rồi thi tuyển vào clc sau nhé). Ngoài CLC ra thì là Luật kinh tế.

4. Có phải Luật Kinh tế điểm đầu vào cao nhất thì là "xịn" nhất không?
Từ "xịn" ở đây có nhiều nghĩa lắm: giỏi nè, chương trình dạy tốt nè, điểm cao nè, cơ hội việc làm tốt nè,... Trả lời: Như đã nói ở trên, không quan trọng em học khoa nào, quan trọng là em học như thế nào thôi. Cá nhân chị rất thích các môn của khoa Thương mại quốc tế <3

5. Thi cử, kiểm tra HLU có chuyện xin điểm hay không?
Xin thì chắc chắn là có, quan hệ này quan hệ kia mình không phủ nhận. Tuy nhiên việc tiêu cực như khá nhiều trường đại học khác thì là không. Bản thân mình đánh giá HLU là một môi trường khá "sạch" trong chuyện điểm giả, thầy cô ở HLU rất đáng tôn trọng trong vấn đề này. Nên hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những em 7,9 6,9 8,4 (nghĩa là thiếu 0,1 cũng không nâng đâu, nhẫn tâm vc) đi nhé.

6. Câu lạc bộ ở HLU có tích cực, hòa đồng, chuyên nghiệp,... không?
Xin lỗi nhưng câu trả lời của mình là Không

7. Em nên tham gia CLB nào?
Em nên tìm những clb uy tín ngoài các trường đại học để tham gia (google để biết thêm chi tiết)

8. Em có nên đi hiến máu không? Đứa béo thì sợ béo lên, đứa gầy thì sợ gầy đi, đứa khác thì sợ kim tiêm, ... nói chung sợ đủ thứ
Nên đi hiến máu em ạ, hiến xong người chả khác cái mẹ gì đâu, không vận động mạnh và đi ngủ sớm vài ngày thôi. Mỗi năm chị đi hiến máu một lần, và chị thấy vui mỗi lần đi hiến máu.

9. Học luật sau này ra trường có dễ kiếm việc làm không? Em không có quan hệ, không phải COCC thì có nên vào luật không?
Việc làm thì dễ thôi, nhưng vấn đề lương là bao nhiêu và ở vị trí đó mình học hỏi được gì. Mức lương khởi điểm khi ra trường bình quân của ngành luật là thấp (theo đánh giá của mình). Sau một thời gian có kinh nghiệm thì mức lương khá ổn (xét mặt bằng chung thôi mình không nói đến những thành phần xuất sắc). Nói chung, văn phòng luật bây giờ rất nhiều, nhu cầu của xã hội về luật sẽ ngày một tăng, luật cũng là ngành mà sau này có thể ra làm ở rất nhiều vị trí khác nhau nên đường lo thất nghiệp em nhé.

10. Là học sinh người dân tộc, tỉnh lẻ khi vào học có bị tách biệt hay không?
Không và không. Câu này ngớ ngẩn vl, bao nhiêu tuổi rồi mà còn phân biệt mấy chuyện như thế này.

11. Vấn đề trang phục và đầu tóc ở HLU như thế nào? Có được nhuộm tóc quá sáng không?
Thứ nhất: đại học rồi, không ai quản việc ăn mặc của em ngoài em ra. Chỉ cần em đừng ăn mặc quá hở hang phản cảm còn lại mặc gì cũng được. Mặc váy thì đừng ngồi bàn đầu.
Thứ hai: Tóc thì em nhuộm màu gì cũng được, cắt kiểu gì cũng được
Thứ ba: Chỉ cần em thích, em ăn mặc, đầu tóc cá tính thế nào cũng đươc, nổi bật chơi trội thế nào cũng được. Điều vô duyên duy nhất đó là hở hang phản cảm còn lại thì ok hết. Em nhuộm một màu tóc nổi bật thì sao chứ, người khác chỉ chỏ thì sao chứ, họ đâu sống cuộc đời của em, đâu nuôi em được ngày nào. Hơn nữa, cuộc sống bây giờ xô bồ và vội vã lắm, người ta không thực sự quan tâm tới em vậy đâu, nên cứ thoải mái là mình thôi.

12. Học luật có phải học thuộc nhiều không? Em không học thuộc giỏi thì có nên học luật không?
Thực sự thì học luật mà có khả năng học thuộc tốt thì là một lợi thế. Nhưng nếu em không học thuộc giỏi thì cũng không sao cả. Bản thân chị là một đứa não cá vàng đây mà có sao đâu (thực ra là có sao đấy, thi thoảng cũng vất vả). Không phải lo đâu, mình học thuộc không giỏi thì mình có cách học khác. 

13. Giữa ngành A - ngành mà em giỏi hơn và ngành Luật - ngành em thích nhưng không có nền tảng thì em nên chọn ngành nào?
Chọn ngành A nếu: em muốn cuộc sống bình yên, nhẹ nhàng (theo kiểu tích cực nhé) + em có người thân trong ngành A + em muốn cơ hội việc làm cao hơn.
Chọn Luật nếu em không có các điều kiện trên.
Câu chuyện cá nhân: Chị đã từng ở trong hoàn cảnh này. Năm chị thi thì vẫn là kiểu đăng ký ngành và trường trước rồi thi sau. Chị có giải quốc gia nên được tuyển thẳng vào sư phạm Hà Nội, sau đó chị thi thêm Luật thì cũng đủ điểm đỗ. Vì thế, nếu học Sư phạm thì đúng thế mạnh của chị hơn, chị cũng có người thân trong ngành sư phạm nữa. Nhưng mà rồi chị lại chọn Luật, lý do thì nhiều nhưng chủ yếu là chị thấy làm giáo viên an phận quá, chị không thích. Sau đó chị hỏi hai người mà chị kính trọng, cả hai đều bảo luật, thế là chị chọn luật luôn (thực ra đó là hai người duy nhất khuyên chị học luật =)))) ). Các em đã bao giờ nghe đến câu: "vào khoảnh khắc bạn tung đồng xu lên để lựa chọn thì bạn đã có lựa chọn của bản thân mình" (đại loại thế, đã bảo não cá vàng mà) chưa? Thực ra, trong thâm tâm em đã có quyết định của riêng mình rồi, chỉ cần lắng nghe nó thôi.

14. Điểm của em chắc không đủ đỗ rồi, em có nên thi lại năm nữa không?
Đây là một câu hỏi thực sự rất khó trả lời, chị chưa từng trải qua, những gì bản thân suy nghĩ về trường hợp này cũng chỉ là thứ tư duy phiến diện của người ngoài cuộc mà thôi. Nên chị sẽ không trả lời câu này. Cá nhân chị thấy những người dám thi lại là những người rất dũng cảm và bản lĩnh, chị rất trân trọng họ.

15. Đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học quốc gia (nay đã là trường luật), Khoa luật Đh Ngoại Thương, khoa Luật Đh Kinh tế Quốc dân,.... thì nên học trường nào?
Ván đề về kiến thức chị sẽ không nói nhiều nữa, vì với chị, kiến thức là thứ bản thân tích lũy, không phụ thuộc vào bạn là ai, bạn học ở đâu, bạn bao nhiêu tuổi,...
Sự khác biệt mà chị quan tâm trong vấn đề giáo dục đó là:
- Giáo viên, giảng viên có giỏi hay không? Thái độ và trách nhiệm với nghề như thế nào?
Về chuyên môn có lẽ các thầy cô của HLU là tốt nhất, tuy nhiên về mức độ quan tâm tới sinh viên thì các trường khác lại tốt hơn.
- Văn hóa của môi trường đó như thế nào?
Môi trường ở HLU không cởi mở như NEU, không thân thiện như VNE, không năng động như FTU. Nói chung văn hóa ở HLU chán chết em ạ. Là khoe thật nhưng mà môi trường ở trường cấp 3 của chị (chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định) quá đỉnh luôn nên học HLU chị thấy chán chết, chán hết sức, chán đ* thể chịu được.
Hiện tại thì chất lượng đào tạo của HLu vẫn là ổn , bằng của HLu vẫn có giá nên nếu đỗ thì mình cứ học HLU thôi em ạ. Thầy cô nhà trường cũng đang tích cực đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo rồi, hãy tin tưởng vào nhà trường em nhé.

16. Thuê nhà trọ ở đâu?
Vì KTX của HLU khá ít phòng nên chỉ có thể ưu tiên cho các bạn là con thương binh, dân tộc thiểu số, hộ nghèo,... Nên hầu hết sinh viên trường mình ở trọ bên ngoài thôi. Để thuê phòng trọ thì các em có thể thuê phòng tại phố Pháo Đài Láng, Chùa Láng, khu Thành Công, ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đường Huỳnh Thúc Kháng,... đây là những địa chỉ gần trường, có thể đi bộ được. Xa hơn một chút có Đê La Thành, Cầu Giấy, ... Nếu còn lơ ngơ quá, chưa biết tìm và thuê phòng như nào thì tốt nhất các em hãy nhờ người quen, anh chị đang học trên Hà Nội tìm và thuê phòng cho nhé.

.....to be continued.......

7 nhận xét:

  1. Chị ơi chị "các em hoàn toàn có thể đi học ké lớp khác các môn mà em thích (chuyện bình thường ở HLU)" thật hả chị học ké là cứ vào ngồi thôi ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chứ không lẽ tôi nói đùa à =)))). Các em muốn học ké môn nào thì hỏi lịch học, phòng học; sau đó nhẹ nhàng đi vào lớp; rồi bình tĩnh chọn một chỗ trống và ngồi học thôi. Ngay cả thầy cô cũng không có ý kiến gì đâu, có hỏi thì bảo em xin nghe giảng ké là được.

      Xóa
  2. e muốn học 3 ngôn ngữ chuyên ngành mà có chứng chỉ thì học tại trường hay là phải đki học thêm ở ngoài ạ?

    Trả lờiXóa
  3. e muốn học 3 ngôn ngữ chuyên ngành mà có chứng chỉ thì học tại trường hay là phải đki học thêm ở ngoài ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị không hiểu lắm vấn đề học 3 ngôn ngữ chuyên ngành. Nhưng ở trường mình chỉ có 7 tín chỉ cho ngoại ngữ nên e chỉ có thể học 1 ngoại ngữ ở trường mình thôi (và trường mình chỉ thi và có điểm chứ không cấp chứng chỉ ngoại ngữ nào cả). Nên nếu e muốn học nhiều ngôn ngữ và có chứng chỉ thì học ở ngoài nhé.

      Xóa
  4. chào chị.. e mới biết đến blog của chị. E học khá ổn và cũng có tìm hiểu đến luật, lên 12 e đổi khối chuyển sang D07 ( toán hóa anh) cho nên là vào đc HLU, e đki nên NEU lại trượt dần xuống khoa Luật. Bản thân e rất hay so sánh và suy nghĩ nên cx kb có nên thi lại hay ko..

    Trả lờiXóa
  5. em chào chị ạ, e là k42 mới biết đến blog của chị khi tìm hiểu về mẫu báo cáo thực tập ạ. hiện e đang thực tập tại văn phòng luật, tuy nhiên đề tài của em là về hôn nhân và gia đình (theo mng nói là về đề tài này thì thực tập ở tòa án nhân dân tốt hơn). Vậy theo chị em có nên tiếp tục làm đề tài này k ạ hay đổi đề ạ? em cảm ơn chị ạ!

    Trả lờiXóa