Pages

2016/09/21

Làm thế nào để đạt điểm cao bài tập lớp ở HLU ( part 2)

Huhu, mãi mới có một sáng được nghỉ mà không phải lo lắng, chuẩn bị vấn đề gì. Chế quyết định viết tiếp topic này cho hoàn chỉnh. Hi vọng ra được bản full sớm nhất =)))
Từ đầu tuần đến giờ các em k41 bắt đầu đi học thấy trường mình rộn ràng hẳn lên. Cơ mà nghĩ qua nghĩ lại, nhìn thẳng vô thực tế phũ phàng mình đã trải nghiệm 2 năm lẻ qua thì: các em ạ, thôi thì cố lên! Đừng bị cái hào nhoáng và ồn ào của thành phố này, của những “phong trào” này làm mình hoang mang mà đánh mất chính mình.



Thôi, lan man quá. Đi vào chủ đề chính nhé. Đại loại là vấn đề chúng ta cần giải quyết bây giờ là cái bài tập lớn – thực ra cũng không lớn lắm này. Tiếp tục sau bước chọn đề, chúng ta sẽ tiến tới :




1.2 Điều thứ hai, tìm kiếm tài liệu tham khảo và phát triển nội dung




Quy trình đúng thì là chọn đề => tìm hiểu vấn đề => phác thảo nội dung => dàn ý => tiếp tục tìm tài liệu tham khảo => sửa dàn ý => ….


Cơ mà khi đã làm quen rồi, cộng với một vài thủ thuât thì có thể rút ngắn bước này xuống chỉ còn tìm tài liệu tham khảo và viết luôn =))). Đỡ mất thời gian, công sức, còn để dành calo cho việc khác quan trọng hơn.



Tìm tài liệu tham khảo ở đâu? Nên tìm như thế nào? Sau rất nhiều bài tập thì mình có rút ra một số kinh nghiệm như sau:


- Đầu tiên, ngay và luôn, các chế hãy lùng sục, xới tung đống luận văn tại phòng đọc 1 của thư viện HLU lên. Nếu có bài nào giống về đề tài thì hốt luôn,không để kẻ khác cướp mất. Đôi khi là những bài về những văn bản đã hết hiệu lực mất rồi nhưng tính tham khảo vẫn còn rất cao.
- Nếu trên thư viện không có, thì đây là địa chỉ thứ hai nên ghé qua: http://www.dhluathn.com/
Mình không biết trang này có phải trang chính thức của trường không, cập nhật các bài cũng hơi chậm ( nếu nghiên cứu về luật mới thì trên này hầu như không có ). Nói chung đây là trang nhiều bài tập chính thống của trường nhất, lại còn cho copy thoải mái, chứ không khó tính, chảnh chó đăt pass như mình =))
- Nếu không có nữa thì bê cái đề bài ra, hỏi bác Google, 99% là bác sẽ có. Trừ mấy đề bài theo kiểu bố thách mày tìm ra của mấy môn khó tính như Ngân hàng, … thì chịu, đúng là kiểu phải tự mày mò.



Sau khi đã tìm được tài liệu như trên – tức là một bài luận văn giống hoặc gần giống thì hãy tham khảo ngay dàn ý của họ trước. Có dàn ý là bạn đã xong được 30% công việc rồi. Sau khi đã tham khảo dàn ý, chỉnh sửa một chút cho phù hợp với quan điểm của bản thân và nội dung bài viết thì bước còn lại, đơn giản là tìm thông tin của từng phần một rồi ghép vào. Đôi khi mình có thể lấy luôn phần cơ sở pháp lý của bài mẫu, vì phần này tương đối mô phạm ở tất cả các bài.



Lưu ý là mình có thể lấy các ý I, II, III,… các phần chi tiết hơn từ 1. Đến 1.1 …. Nhưng phần triển khai nên cân nhắc kỹ cho phù hợp nhé. Nhất là với các bài lấy từ các nguồn không chính thống thì dàn ý của họ không thực sự hay và chính xác, mình chỉ nên mượn hướng làm, còn mình tự triển khai còn hay hơn. Nên nhớ, các bài trên mạng cũng chỉ là một sinh viên cỡ mình, tầm tuổi mình làm ra thôi, không thể trở thành khuôn mẫu. ( trừ mấy luận án thạc sỹ, tiến sỹ ra nhé )




Note thêm một cái nữa là phần nội dung thì nên viết như nào cho được điểm cao:


- Lý luận ít, ví dụ thực tế và số liệu thống kê nhiều. Tỷ lệ 1-1 là ok
- Không cần làm chỉn chu tất  cả  mọi ý, thấy ý nào quan trọng, tâm đắc, hot nhất thì đầu tư vào phần đó, sẽ được đánh giá cao hơn là viết đều đều tất cả các phần
- Lấy ví dụ xong nhớ phải bình luận vài câu, đừng vứt ra đấy xong phủi đít bỏ đi. Làm người là phải có trách nhiệm
- Trích văn bản pháp luật ít thôi. Cho con xin, cái điều luật nó dài ngót trang mà vẫn cố chấp copy – paste vào được. Nửa trang là đã thấy phí giấy,phí mực rồi. Cái nào ngắn ngắn thì hãy trích ra, 3-7 dòng thôi. Dài quá thì quăng tên điều luật ra, nói tóm tắt nội dung của nó thôi.



Đấy, đọc xong mà vẫn chưa biết triển khai phần nội dung ra sao thì coment xuống dưới. Ban đầu chế định viết chi tiết hơn nhưng mỗi môn lại có những điểm khác nhau nên thôi, viết vài mẹo nhỏ với vài lưu ý nhỏ để có chỗ cho các bạn còn làm bừa cho nó hay ho sáng tạo, chứ chi tiết quá lại hỏng, hỏng hết, thui chột hết tâm hồn bay bổng, tinh thần liều lĩnh.



Trên đây là Làm thế nào để đạt điểm cao bài tập lớp ở HLU ( part 2).


Và chế đã cập nhật part 3 - part đáng đọc nhất, thiệt đó :3

3 nhận xét:

  1. chị ơi máy môn tự mày mò như Ngân hàng thì nên làm thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nửa đêm chị mò mẫm lên thấy cmt của em đây. :))
      Bài này chị chủ yếu viết về tìm tài liệu với dàn ý nên chị nói về phần đấy thôi nhé, chứ còn làm một bài hoàn chỉnh thì dài lắm.
      Trước hết thì không nghi ngờ gì nữa, dàn ý em phải tự chém rồi :)). Phương pháp thì chị khuyên là em nên làm brain-storm trước - nghĩa là nghĩ ra được gì liên quan đến đề bài thì cứ viết hết ra, rồi mình sắp xếp ý sau. Như vậy đôi khi sẽ nghĩ ra được mấy thứ rất hay ho. Em hoàn toàn có thể tham khảo các luận văn ở lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội chứ không nhất thiết phải là luật, tham khảo xem hướng đi của họ như thế nào,cũng sẽ gợi mở cho mình rất nhiều. Nên thêm nguyên nhân với phương hướng giải quyết vào cho bài hoàn thiện mà sâu hơn. Nhưng mà đừng lo quá, dàn ý không nhất thiết phải hoàn hảo. Cách em viết sẽ quyết định nhiều hơn.
      Phần nội dung em nên tìm tài liệu từng chút, từng chút một. Đôi khi là thông tin, bài báo đưa sự kiện hay số liệu thôi, mình chỉ cần lái nó sang gần với vấn đề pháp lý mình đang viết là ok ngay. Nói chung là thầy cô khoái ví dụ, số liệu lắm. Mình cứ lập luận một đoạn xong rồi quăng ví dụ ra ( hơi hơi liên quan là được ) bình luận cho trúng ( thực chất là nhái lại mấy lập luận phía trên, thay tên mấy ổng trong ví dụ thực tế vào)
      Tóm lại là tùy từng đề em ạ. Nếu gặp phải đề nào như vậy thì em cứ tự do thể hiện cá tính đi :)). Bí quá thì lên đây kêu với chị, kêu cho đỡ khổ thôi chứ chị cũng không biết làm đâu :)))

      Xóa
  2. Chị oi với đề này thì làm ntn vậy ạ? Chị có thể giúp e định hướng cách làm không ạ? (Có quan điểm cho rằng: “Nếu hiến pháp không được bảo vệ thì quyền con người, quyền cơ bản của công dân cũng không được bảo vệ”. Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?)

    Trả lờiXóa